Thông tin các loại côn trùng gây hại

Chúng tôi cung cấp thông tin về nguyên nhân và đặc tính của côn trùng hây hại.

Các bạn thấy khó phân biệt côn trùng gây hại ư?

Côn trùng bò
Loài gặm nhấm

Chỉ với một cặp chuột, sau một năm có thể sinh sản thành 1.250 con chuột. Chuột có thể xâm nhập vào bên trong nhà chỉ qua khe hở 0,7cm và có thể bơi xa tới 1km. Chủ yếu di chuyển dựa theo các đường ống nước hoặc đường dây điện, trường hợp số lượng cá thể tăng lên thì chúng sẽ cạnh tranh để di chuyển nơi sinh sống đến địa điểm mới. Răng liên tục phát triển nên chúng có tập tính gặm nhấm bất cứ thứ gì, mặc dù là động vật ăn tạp nhưng chúng rất cảnh giác với đồ ăn lạ. Chúng làm ô nhiễm thức ăn qua các chất thải gây ra các bệnh truyền nhiễm như ngộ độc thực phẩm, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn tảo xoắn, sốt chuột cắn, v.v.

Tên côn trùng

Chuột nâu

Tên học thuật

Rattus norvegicus

Đặc điểm

Là loài lớn nhất và nặng nhất trong số các loài chuột nhà. Bộ lông thô và dày, lưng màu nâu xen lẫn lông đen, bụng màu vàng xám. Đuôi có lông ngắn, ở trên màu sẫm và ở dưới màu sáng. Mắt của chuột nhỏ, mũi tẹt và tai nhỏ nên chúng không chạm vào mắt ngay cả khi gặp tai về phía trước.

Tập tính sinh hoạt

Loài chuột nâu có thị lực kém và mù màu, nhưng khứu giác, vị giác, thính giác và xúc giác của chúng rất nhạy cảm. Chúng có thể leo trèo và nhảy, chạy và bơi rất giỏi. Chúng là loài ăn tạp và ăn thức ăn chứa nhiều nước.

Tên côn trùng

Chuột đen

Tên học thuật

Rattus norvegicus

Đặc điểm

Trọng lượng của một con chuột đen trưởng thành là 150 – 250g, nhẹ hơn một chút so với chuột nâu và thân hình thon thả. Đôi mắt to và lồi, mũi nhọn, tai to hơn tai chuột nâu và gần như không có lông. Có 3 loại gồm thân màu đen có phần sau đen bóng và phần trước đen xám, loại thân màu nâu có phần sau màu nâu, phần trước màu trắng và loại thân màu nâu có phần sau màu nâu và phần trước màu xám, lông mượt và mềm.

Tập tính sinh hoạt

Đối với trường hợp chuột đen, thị lực của chúng yếu tuy nhiên các giác quan như khứu giác, vị giác, thính giác và xúc giác rất nhạy cảm. Chúng là động vật ăn tạp, tiêu thụ 28g trái cây, hạt, đậu rau và 30ml nước mỗi ngày. Ngoài ra chúng cũng ăn các thực phẩm có hàm lượng nước cao.

Tên côn trùng

Chuột nhắt nhà

Tên học thuật

Mus musculus

Đặc điểm

Lông chuột có màu nâu nhạt ở mặt lưng và màu xám ở mặt bụng. Cơ thể chuột nhắt trưởng thành nhìn chung có hình dạng tương tự như chuột nâu và chuột đen nhưng chuột nhắt có mắt nhỏ hơn, tai to hơn, mũi nhọn, bàn chân nhỏ và đuôi thon hơn so với đầu.

Tập tính sinh hoạt

Chuột nhắt có thị lực kém đến mức không thể nhìn quả 15 cm về phía trước và chúng có khả năng phân biệt màu sắc rất tốt, đồng thời khứu giác, vị giác, thính giác và xúc giác của chúng rất nhạy cảm. Chúng thường tò mò về thức ăn và vật thể mới lạ, có thể trèo cây và leo tường, cũng có thể bơi tốt.

Tên côn trùng

Chuột đồng sọc vằn

Tên học thuật

Apodemus agrarius coreae

Đặc điểm

Mặt lưng màu nâu đỏ, phần dưới thân màu trắng xám, trên mặt lưng có vạch đen kéo dài từ đầu đến phần dưới đuôi. Đuôi luôn ngắn hơn chiều dài cơ thể và có lông cứng. Tai của chúng nhỏ, dù gập tai về phía trước nhưng cũng không thể che được mắt.

Tập tính sinh hoạt

Môi trường sống của chuột đồng sọc vằn có thể ở mọi nơi từ đất nông nghiệp trồng trọt, đất hoang, đến chân núi, lưng chừng núi, đỉnh núi, miễn là môi trường không quá ẩm ướt.

Tên côn trùng

Chuột đồng Hàn Quốc

Tên học thuật

Apodemus peninsulae

Đặc điểm

Tương tự như chuột đỏ, chúng có đuôi dài và nhiều lông, lưng có màu nâu vàng, tai có màu nâu và bàn chân có màu trắng bạc. Chiều dài của đuôi dài hơn chiều dài của cơ thể, phần đuôi và phần dưới bụng có lông màu trắng lan rộng dần đến phần chân sau và bụng nên còn được gọi là chuột đỏ chân trắng.

Tập tính sinh hoạt

Chúng có thể nhảy tốt hơn chuột đồng sọc vằn và là loài chuột đông thứ hai sau chuột đồng, đồng thời là động vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết.

Tên côn trùng

Chuột chù

Tên học thuật

Crocidura suaveolens

Đặc điểm

Chuột chù có mắt rất nhỏ, vành tai nhỏ, hộp sọ hẹp, mũi che kín môi dưới. Toàn bộ 26~32 răng đều là răng vĩnh viễn, răng cửa dài và phần đầu răng cong hình móc câu. Tất cả chuột chù đều nhỏ.

Tập tính sinh hoạt

Chuột chủ chủ yếu sống trên cạn và sống trong lớp phân chuồng, tuy nhiên cũng có một số sống dưới đất, một số sống bán thủy sinh và một số sống trên cây. Chúng hoạt động cả ngày lẫn đêm, nghỉ ngơi định kỳ, chủ yếu ăn động vật không xương sống và giúp kiểm soát côn trùng gây hại, trong khi một số khác ăn thực vật và thịt thối.

Con đường thâm nhập của côn trùng gây hại?

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, côn trùng gây hại có thể xâm nhập bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi nào Để đảm bảo môi trường trong sạch, điều cần thiết là ngăn chặn sự tái phát của côn trùng bằng cách quản lý thường xuyên và giám sát liên tục.

Con đường xâm nhập của côn trùng gây hại trong đời sống hàng ngày

Xâm nhập thông qua ống thoát nước phía trên và dưới

Nếu trong cùng tòa nhà, ở tầng khác phát sinh côn trùng gây hại, chúng sẽ xâm nhập lại bằng cách di chuyển qua các đường ống thoát nước hoặc các khe tường nối tầng trên và tầng dưới.

Xâm nhập thông qua cửa ra vào

Vì mỗi ngày sẽ có rất nhiều người sử dụng nên côn trùng gây hại có thể xâm nhập thông qua các cửa sổ và cửa ra vào.

Các loại đồ dùng được mang từ ngoài vào

Côn trùng gây hại có thể xâm nhập thông qua các đồ dùng bên ngoài như túi xách, chậu hoa, sản phẩm điện tử, đồ dùng mới trong gia đình, chuyển phát, nguyên liệu thực phẩm.

Chúng tôi dán nhãn chứng nhận thành viên Cesco tại các gia đình đang sử dụng dịch vụ giải pháp côn trùng của chúng tôi, qua đó chúng tôi cam kết mang lại sự an tâm và sự tin tưởng của khách hàng và gia đình về vấn đề vệ sinh. Vui lòng gọi điện, chúng tôi sẽ cử chuyên gia dịch vụ trực tiếp đến thăm và tư vấn.

Trung tâm chăm sóc khách hàng của Cesco

1900-7114

Thời gian vận hành (Ngày thường: 8h30~18h00, thứ 7: 9h00~13h00, chủ nhật/ngày lễ nghỉ)